Mẹ uống nước lạnh cho con bú có được không? Các mẹ nên biết
Sau khi sinh là lúc các bà mẹ được khuyên uống nhiều nước, tuy nhiên mẹ cho con bú uống nước đá được không, nếu không thì cần kiêng bao lâu là điều nhiều bà mẹ thắc mắc. Nước đá hay còn gọi băng là dạng rắn của nước, hình thành khi nước đông đặc ở 0 độ C tại áp suất khí quyển tiêu chuẩn. Nhất là vào thời tiết nắng nóng thì các mẹ bầu chỉ muốn uống đồ uống có đá. Vậy để giải quyết các thắc mắc của các mẹ bầu thì mời các bạn đọc bài dưới đây nhé.
Tác dụng của việc uống nhiều nước sau sinh
Nước đặc biệt cần thiết cho sự sống. Nước chiếm hàm lượng khá lớn trong cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữa sau sinh, việc uống nhiều nước là vô cùng có lợi đối với cơ thể cũng như là sữa mẹ dành cho trẻ bú. Dưới đây là một số tác dụng khá rõ ràng từ việc uống nhiều nước sau sinh:
Tăng tiết sữa mẹ
Thành phần chủ yếu có trong sữa là nước, nhờ có nước mà các thành phần khác như protein, acid amin, các chất béo, các chất điện giải,… được hòa tan và hỗ trợ trẻ có thể hấp thu các thành phần vào cơ thể.
Mỗi ngày, mẹ cho con bú nên uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày (tương đương khoảng 2 lít nước). Mẹ nên uống nhiều nước ấm sẽ giúp tăng tiết sữa tốt hơn và phân bổ lượng nước đều đặn trong ngày đảm bảo không để cơ thể rơi vào trạng thái khát khô cổ.
Giảm cân sau sinh
Vấn đề được nhiều chị em sau sinh quan tâm chính là việc lấy lại dáng vóc như thời con gái. Một trong những cách giảm cân lấy lại vóc dáng đơn giản và rẻ tiền đó là uống nhiều nước. Trong nước không chứa calo và uống nước giúp đốt cháy calo. Khi uống nước, dạ dày sẽ được lấp trống một phần khiến cho bạn có cảm giác no và bạn sẽ ăn ít đi.
Theo các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc uống 1-2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp tăng mức tiêu hao năng lượng trong cơ thể, từ đó hạn chế việc tăng cân. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên nhiều nước lúc đói vì có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.
Tăng tuần hoàn và đào thải độc tố
Nước cũng là thành phần chính của máu và các loại dịch trong cơ thể. Uống nước cũng giúp lượng máu trong cơ thể luôn duy trì được thể tích cần và sẽ được tuần hoàn tốt, hệ thống tiết niệu làm việc hiệu quả hơn và tăng cường đào thải các chất độc trong cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nước hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp hòa tan và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Uống đủ nước giúp đẩy các chất thải xuống ruột già dễ dàng hơn, từ đó hạn chế các bệnh liên quan đến đường ruột và táo bón.
Ngăn ngừa sỏi thận
Uống nhiều nước khiến hệ bài tiết liên tục làm việc, muối và khoáng chất trong nước tiểu bị hòa tan khiến chúng không thể kết tinh được. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sỏi thận và sỏi bàng quang.
Làm đẹp da
Nước có vai trò quan trọng trong cấu trúc da. Việc uống nước đầy đủ sẽ giúp các tế bào da luôn có được độ ẩm phù hợp, làn da của các mẹ sẽ luôn căng mịn, hồng hào và duy trì độ đàn hồi thay vì sần sùi, khô ráp.
Tác dụng hydrat hóa của nước từ bên ngoài giúp hạn chế các vết chàm, mẩn đỏ trên da, giúp da luôn giữ được sự đàn hồi và hạn chế các vết nhăn trên da.
Uống nước đá có bị mất sữa không?
Nước đá là nước ở dạng rắn hay còn gọi là băng. Nước đá được hình thành khi nước đông đặc ở 0 độ C tại áp suất khí quyển tiêu chuẩn.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định uống nước đá làm mất sữa, tuy nhiên các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số những tác hại không ngờ của nước đá đối với mẹ sau sinh.
Uống nước đá có thể khiến mẹ bị nhiễm lạnh đường huyết, vì vậy mẹ đang cho con bú tuyệt đối không nên uống nước đá lạnh.
Sau khi sinh, cơ thể của mẹ bị suy yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mẹ nhanh chóng phục hồi được sức khỏe. Do sức đề kháng yếu nên mẹ sau sinh dễ mắc các bệnh liên quan đến đường họng và hô hấp do uống nước đá.
Cơ thể mẹ sau sinh cần phải có một khoảng thời gian kiêng cữ để ổn định và phục hồi sức khỏe và tránh những ảnh hưởng về lâu về dài sau này, vì vậy cần kiêng uống nước đá trong thời gian này.
Mẹ uống nước lạnh cho con bú có được không?
Mẹ cho con bú uống nước đá được không thì theo các chuyên gia, sau khi sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu, sức đề kháng kém, dễ bị các nhân tố bên ngoài tác động, tấn công và gây bệnh. Việc uống nước đá tưởng chừng như bình thường nhưng lại khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, khí lạnh vào cơ thể, từ đó mẹ có thể bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Phụ nữ sau khi sinh hệ tiêu hóa còn rất yếu, việc uống nước đá có thể khiến mẹ bị lạnh bụng, đau bụng, gây tiêu chảy, mất nước, đặc biệt là khi dùng nước đá không đảm bảo vệ sinh. Hơn nữa, nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ, việc uống nước đá sẽ khiến cơ thể hao tổn một năng lượng nhất định để cân bằng nhiệt độ của các bộ phận khác. Vì vậy, phụ nữ sau khi sinh uống nước đá trong khi sức khỏe còn yếu càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Từ lúc mang thai cho đến khi sinh xong , nội tiết tố của người mẹ thay đổi liên tục nên men răng của mẹ cũng kém hơn. Uống nước đá khiến chân răng ê buốt, tổn thương men răng. Vì vậy, chị em không kiêng cữ có thể để lại hậu quả lâu dài về sau này.
Việc mẹ sau khi sinh uống nước đá cũng tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, khiến hệ thống thần kinh này bị ức chế, gây suy giảm nhịp tim. Điều này đối với sức khỏe của mẹ hoàn toàn không tốt.
Theo tính chất của nhiệt độ thì nước đá cũng khiến các mạch máu bị co lại, gây cản trở khả năng tiêu hóa của cơ thể, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng và táo bón, vì nước đá khiến ruột thắt lại, không thể đào thải các thức ăn cứng.
Sự tích tụ của niêm mạc đường hô hấp cũng có thể do từ việc mẹ uống nước đá, khiến hệ miễn dịch suy giảm, đường hô hấp dễ bị nhiễm trùng, gây một số triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Kè m với nó còn khiến mẹ có thể bị đau đầu, vì nước đá khiến các dây thần kinh ê buốt, tác động đến não, gây ra hiện tượng đau đầu.
Đặc biệt là đối với sức khỏe của phụ nữ mới sinh, sức đề kháng yếu, dễ bị viêm họng sau khi uống nhiều nước đá. Hơn nữa, nước đá cũng làm giảm khả năng hoạt động của các tuyến tiết dịch, gây khô, rát. Vì vậy mẹ sau sinh cố gắng kiêng cữ uống nước đá trong 3 tháng đầu, đặc biệt là trong tháng đầu tiên mới sinh.
Đối với câu hỏi mẹ cho con bú uống nước đá được không thì câu trả lời là không mẹ nhé!
Phụ nữ sau sinh bao lâu thì được uống nước đá?
Từ xưa, các cụ đã có những điều kiêng cữ cho phụ nữ sau sinh đặc biệt là thời gian còn trong tháng thì sức đề kháng của cơ thể đặc biệt yếu, cơ thể bị suy nhược nên mẹ rất dễ bị nhiễm lạnh. Do đó mẹ tuyệt đối kiêng uống nước đá lạnh vào những tháng đầu sau sinh này. Hạn chế việc này là để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp mẹ tránh sau này bị lạnh đường huyết.
Theo quan niệm dân gian từ xưa, sau sinh mẹ nên kiêng cữ uống nước đá lạnh trong thời gian ít nhất là 1 tháng, vừa tránh bị nhiễm lạnh vừa tránh ê nhức chân răng sau này.
Ngoài ra, khi tắm mẹ cũng nên chọn tắm nước ấm chứ không nên tắm nước lạnh, hoặc chỉ cần lấy khăn nhúng nước ấm lau mình, vệ sinh cá nhân bằng nước ấm để tránh cơ thể lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển và có thể gây bệnh sang cho bé.
Đặc biệt các mẹ cần vệ sinh cẩn thận vết khâu ở tầng sinh môn mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn vì có thể làm cho mẹ sốt cao, suy nhược cơ thể hay mất sữa.
Theo như các chuyên gia đã chỉ ra, uống nước đá sau sinh chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến sữa mẹ và cả bé, tuy nhiên giai đoạn sau sinh miễn dịch của cơ thể mẹ có thể còn yếu, uống nước đá lạnh kéo dài có thể làm mẹ dễ bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa và có thể lây bệnh cho con khi mẹ con tiếp xúc gần thường xuyên.
Uống nước đá hay mẹ ăn thức ăn gì trong giai đoạn cho con bú hầu như ít ảnh hưởng trực tiếp đến bé vì sau khi ăn hoặc uống vào cơ thể mẹ, sẽ chuyển hóa để tạo thành những thành phần dinh dưỡng phù hợp cho sữa mẹ, trừ một số thức ăn có gia vị, có vị nồng nhiều quá.
Phụ nữ sau sinh nên uống nước gì để không bị nhàm chán?
Bên cạnh việc uống đủ nước hàng ngày thì mẹ cũng có thể uống thêm một số loại thức uống sau để tăng cường lượng nước trong cơ thể cũng như tăng lượng sữa về cho bé bú:
Sữa nóng
Trong sữa nóng có thành phần chứa nhiều protein, mỗi ngày nếu các mẹ có thể uống một cốc sữa nóng sẽ giúp cho các chị em không những bổ sung năng lượng cho cơ thể mà còn có tác dụng tăng lượng sữa về dồi dào và thơm ngon hơn. Ví dụ như uống sữa ông Thọ thì sữa mẹ uống vào sẽ nhanh chóng xuống trực tiếp để có sữa cho con bú. Một cốc sữa nóng sẽ giúp cho mẹ bầu nhiều sữa hơn. Mẹ bầu nên uống sữa nóng trước khi con bú khoảng 15-20 phút.
Hỗn hợp nước gạo hạt sen
Muốn chuẩn bị món nước này, mẹ bầu hoặc các anh chồng cần chuẩn bị một hỗn hợp gồm gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một chút đậu (có thể là đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,…). Trong thành phần hỗn hợp thì gạo chỉ cần một phần rất nhỏ. Sau đó, mẹ nấu nhừ và đem lấy nước uống sẽ rất tốt cho sữa mẹ.
Nước chè vằng
Trong nhiều nghiên cứu có chỉ ra rằng trong chè vằng có các chất kháng khuẩn, giúp vết thương nhanh lành, làm nhanh liền các tổ chức bị tổn thương. Chè vằng rất tốt cho phụ nữ đang cho con bú hoặc giúp phụ nữ nhanh liền vết khâu tầng sinh môn.
Với các mẹ sau sinh, nước chè vằng có tác dụng hỗ trợ phục hồi cơ thể sau sinh, kích thích tiêu hóa và vị giác, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và chất lượng sữa.
Mỗi ngày các mẹ có thể dùng 1-2 nắm chè vằng khô, rửa sạch và đun lấy nước uống vàng ngày. Nên uống lúc còn ấm vì vậy các mẹ có thể chứa trong bình thủy tinh để dùng dần.
Nước 5 loại đậu pha
Trong các loại đạu có chứa đa dạng các chất dinh dưỡng. Sử dụng hỗn hợp 5 loại bột đậu bao gồm đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng có thể tìm mua sẵn tại các cửa hàng. Các mẹ cũng có thể tự làm tại nhà bằng cách rang và nghiền nhỏ chúng rồi cho vào lọ kín để dùng dần. Mẹ có thể sử dụng nước hỗn hợp bột đậu hàng ngày để tăng cường lượng sữa.
Mỗi lần sử dụng, mẹ có thể lấy từ 1-2 nắm đậu thêm với 1,5l nước sôi, chứa trong bình thủy tinh giữ nhiệt vào tối hôm trước. Hôm sau mẹ đã có thể dùng cả ngày rồi.
Nước lá rau ngót
Nếu như lá rau ngót cần kiêng hoàn toàn không được sử dụng cho sản phụ thai kì 3 tháng đầu và những tháng cuối thì sau khi sinh loại rau này lại có tác dụng cực kì tốt với các chị em. Là vì ăn rau ngót trong mỗi bữa ăn giúp tăng sữa cho con.
Trong lá rau ngót có chứa nhiều protein, canxi, photpho, sắt,…và đặc biệt là các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen, chất này có tác dụng kích thích tăng tiết sữa, giúp sữa về nhiều hơn và đặc hơn.
Nước lá đinh lăng
Mẹ có thể cải thiện lượng sữa của mình bằng cách uống nước lá đinh lăng.
Sau khi mua lá đinh lăng về, mẹ rửa sạch, sau đó đổ nước ngập và lá và đun sôi, sau đó chắt lấy nước uống. Mẹ nên uống nước khi còn ấm, nếu đã nguội lành thì cần hâm lại.
Nước gạo lứt rang
Gạo lứt cũng là một lại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trong vỏ gạo lứt có nhiều thành phần như vitamin B1, B2, B3,B5,B6, các khoáng chất canxi, nguyên tố vi lượng, kali và natri, cực kì tốt cho sự phát triển của trẻ. Gạo lứt giúp sữa mẹ dồi dào và thơm hơn.
Đặc biệt, nước gạo lứt còn có tác dụng làm sữa mẹ dồi dào và thơm hơn, Mẹ uống nước gạo lứt hàng ngày sẽ giúp bé có nhiều sữa để bú hơn.
Nước rau má
Rau má từ xưa được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc vì trong rau má có nhiều khoáng chất và chống oxy hóa. Uống nước rau má hàng ngày sẽ vừa giúp mẹ lợi sữa vừa giúp mẹ sau sinh cải thiện sức khỏe. Uống nước rau má giúp cơ thể mát hơn.
Hơn nữa, rau má giúp cơ thể lưu thông khí huyết, mát và làm đẹp da. Ngoài việc uống nước ép, các mẹ cũng có thể nấu nước uống hàng ngày cũng như nấu canh với các loại thì bò, thịt gà,..để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.
Nước nụ hoặc lá vối
Loại lá này khá phổ biến ở miền Bắc nước ta, uống lá vối có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt phù hợp trong những ngày thời tiết nắng nóng.
Lá vối có tác dụng kích thích tiết sữa, mẹ có thể uống nụ hoặc lá vối còn tươi hoặc đã phơi khô.
Nước lá thì là
Thì là hay được sử dụng để làm gia vị trong một số loại thức ăn, nhưng có lẽ ít người biết dến tác dụng giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào hơn. Các mẹ có thể mua hạt hoặc hạt về rửa sạch và hãm trong 10 phút sau đó uống khi nước còn ấm. Trà thì là giúp mẹ cải thiện tiêu hóa và ngủ ngon hơn.
Có thể mới đầu loại nước này có mùi rất đặc trưng của thì là và rất khó uống. Nhưng nếu mẹ chịu khó uống trong khoảng 10 phút trước khi cho bé bú thì hiệu quả sẽ rất tốt, sữa về dồi dào hơn trông thấy.
Nước lá mít
Cách làm đơn giản đó chính là mẹ dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) rồi đun nước uống. Việc uống lá mít mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra một cách đáng kể. Ít người biết công dụng lợi sữa của lá mít non.
Ngoài ra, quả mít non có thể dùng mít non, gọt vỏ gai, thái lát và đem xào với thịt lợn nạc để dùng với cơm. Món ăn này đồng thời cũng là bài thuốc có tác dụng bổ tỳ hòa can, tăng số lượng sữa và thông tắc tia sữa, rất phù hợp với phụ nữ sau sinh bị ốm yếu và ít sữa, Mỗi liệu trình từ 3-5 ngày.
Nước mè đen
Ngoài việc dùng mè đen làm muối để ăn, mẹ cũng có thể nấu nước uống. Mè đen với lá tằm khô đem xay nhuyễn, sau đó trộn thêm ít đường và hòa tan với nước sôi trong thời gian khoảng 10 phút là có thể dùng được. Chỉ cần sử dụng 4 ngày là lượng sữa sẽ ra tăng đáng kể.
Ngoài việc uống đầy đủ nước, mẹ cũng nên chú ý thay đổi và bổ sung thêm cho chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày cũng như luôn có một tâm lý thoải mái nhất trong thời gian nuôi con.
Mong những thông tin của bài viết trên là hữu ích đối với các bạn đọc. Với những thông tin được đưa ra ở trên thì câu trả lời cho câu hỏi phụ nữ đang cho bú có được uống nước đá không là không nhé. Thay vì uống nước đá thì các mẹ có thể uống các loại nước uống giúp thanh nhiệt, lợi sữa như trên bài viết đã đưa ra.